
Sứ Men Lam thời Cảnh Đức nhà Nguyên có công nghệ chế tác phát triển càng ngày càng thành thục, giới nghệ nhân gọi tắt là “Nguyên Thanh Hoa”. Sứ Men Lam khởi đầu được chế tác vào thời Đường, là một trong những sản phẩm sứ cao cấp Trung Quốc dành cho giới thượng lưu thời bấy giờ; và đến thế kỷ 17-18 người Phương Tây đưa các sản phẩm tinh hoa của vùng đất Á Đông mà Trung Quốc là đại diện cho nền văn hoá.
Sứ Men Lam và Con đường Tơ lụa
Các sản phẩm gốm sứ được vẽ hoa văn trang trí bằng nước men màu xanh lam, thuộc loại sứ men màu khi đi qua Con Đường Tơ Lụa – Silk Road, từ Á Đông đến các nước Châu Âu được giao thoa văn hoá đặc trưng của vùng đất ấy tạo ra các họa tiết được thể hiện trên Sứ Thanh Hoa, đặc biệt là các nghệ thuật văn hoá gốm sứ nổi tiếng như Ấn Đố, Thổ Nhĩ Kì, Ý, Pháp, Đức, Hà Lan… Màu xanh hiện lên nền sứ trắng, những bông hoa xanh biếc yêu kiều, là yếu tố tịnh của “báu vật nhân gian” này.

Sứ Men Lam – Kỳ công chế tác
Sứ Men Lam tồn tại như một báu vật quý giá, khó trách văn nhân mặc khách vì thế mà tạo nên vô số những áng văn thơ và âm nhạc thanh thoát bất hủ.
Sứ Men Lam bất kể là dùng chất liệu gì, hoa văn đường nét, thời gian nung hay công nghệ chế tác đều cực kỳ tinh tế. Thông qua nặn bùn, làm phôi, in phôi, vuốt phôi (làm cho đường nét phôi sắc sảo), tráng men bên trong, vẽ phôi, xoa men bên ngoài, khoét đáy cho vừa đủ, vẽ kiểu dáng đáy, tráng men đáy, bọc men vừa đủ, hoàn thành tác phẩm sứ thô, nung sứ, mở lò, … hơn mười mấy công đoạn làm việc.

Thiên nhiên diệu kì, ai ngờ được đất đá có thể được chế thành phôi bùn, phôi bùn lại kinh qua một giai đoạn gia công nữa rồi thay da đổi thịt. Các bạn có thể thấy một số sản phẩm gốm sứ thương hiệu nổi tiếng ở Châu Âu vẫn ghi rõ nguồn gốc của phôi gốm lấy từ Trung Quốc, vùng Cảnh Đức nổi tiếng. ( Fine Bone China ). Mỗi một sản phẩm sứ đều bắt nguồn từ những người thợ lành nghề nhiều năm kinh nghiệm, tỉ mỉ từng nét vẽ, dù nội dung tranh vẽ không đổi nhưng mỗi một tác phẩm đều mang trên mình đặc điểm sinh mệnh riêng.
Sứ Men lam trong thơ ca
Có lời kể rằng, Sứ Men Lam còn là “Phép ẩn dụ” tài tình. Thời xưa người đọc sách Thánh Hiền hy vọng có thể “Thanh xuất vu lam” hay “Thắng vu lam”, tức là hậu sinh khả úy, trò có thể giỏi hơn thầy, bước vào con đường làm quan với nguyện vọng “Thanh vân trực thượng” (thẳng tiến mây xanh), khát vọng làm một “thanh thiên” được người dân kính yêu; thậm chí sau này có xếp áo mũ về quê cày ruộng cũng hy vọng có thể “Danh thùy thanh sử” (lưu danh sử sách), “lưu thủ đan tâm chiếu hàn thanh” (lưu lại một tấm lòng son).
Rõ ràng, chữ “thanh” (xanh dương) trở thành sức nặng đối với các nhân sĩ lúc bấy giờ. Cung Thức đời Thanh trong tác phẩm “Đào Ca” tán thưởng sứ Men lam: “Men trắng hoa xanh một lửa nung thành, hoa từ trong men nở lộ rõ ràng. Có thể hòa cùng sự kỳ diệu của tạo hóa tiên thiên, vô cực tồn tại thái cực sinh”. Ấy vậy mà có một bộ phim kể rằng, một chàng hiệp sĩ đa tình vì muốn cứu mỹ nhân thoát khỏi cảnh giam cầm đã cống nạp Sứ Men Lam đắt đỏ quý hiếm với tên kia để hòng có thể có được trái tim nàng, vì nàng là một tuyệt mỹ giai nhân. “Phác họa Men Lam trên phôi gốm, nét bút dày đậm dần nhạt đi. Hoa mẫu đơn vẽ phác trên thân bình, giống như nàng vừa trang điểm. Hương thơm gỗ đàn hương dần len qua cửa sổ, ta thấu hiểu những tâm sự ấy. Như vẻ đẹp của sứ Men Lam vẫn mãi vẹn nguyên ngàn đời. Là ánh mắt cười của nàng.

Sứ Men Lam dù là vật dụng, đồ trưng bày hay trang trí tao nhã, thảy đều là tâm tình sâu xa của người sáng tạo, thoải mái cùng sơn thủy mà vẩy mực, đậm nhạt theo cung bậc hài hòa. Phẩm vật sứ cổ đặt trước mắt, hay xuất hiện trong nhạc khúc, dù không sờ được, cũng cảm thấy sắc hương tràn đầy tay áo. Vậy nên có người nói tinh hoa của nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc: Sứ Men Lam – Trọn vẹn khát vọng của người quân tử.“
Bài dịch được tổng hợp từ nhiều nguồn sưu tầm. Bài dịch là bản quyền của Chinoiserie Decor Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn.